Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Hướng dẫn trồng rau sạch trong thùng xốp

Posted by Nguyễn Văn Vũ On tháng 7 14, 2017
Kinh nghiệm trồng bầu, bí, mướp... trong thùng xốp sai quả Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013 Bài viết không cần sửa chữa, không cần thêm bớt vì vốn dĩ nó quá đầy đủ. Đây là một bài viết rất hay, rất bổ ích đối với dân trồng rau sạch tại gia, đặc biệt là trồng rau sạch trên sân thượng, ban công nhà phố. Tôi xin phép anh MuophuongPDC (mem rausach.com.vn) rinh về đây cho mọi người cùng đọc để có thành quả như anh. 
Cảm ơn anh Mướp rất nhiều. Sau đây là nguyên văn bài viết của anh. Mời cả nhà cùng tham khảo: "Trồng rau trên sân thượng đối với nhiều anh chị em đã rất thành công, nhưng đối với các loại cây dây leo như: bầu , bí và mướp có lẽ chưa có nhiều ACE thành công. Theo yêu cầu của một số thành viên Mướp xin chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dây leo trên sân thượng của mình để mọi người có thể tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để việc trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn. 
PHẦN I - CHUẨN BỊ CHẬU - THÙNG XỐP TRỒNG CÂY Bầu - bí - mướp là loại cây dây leo cần rất nhiều dinh dưỡng và nước trong quá trình sinh trưởng và đơm hoa kết trái. Do vậy chậu trồng phải đủ lớn và chứa được nhiều nước. 
- Chúng ta có thể chuẩn bị một số kiểu chậu trồng cây như sau: 

1. Kiểu thùng xốp (theo cách của chị Bình Châu và bác Sâu): Khác với trồng rau, lỗ để thoát nước cho bầu bí nên để cao hơn, khảng cách từ đáy thùng lên khoảng 10-15 cm để thùng có thể chứa được nhiều nước hơn. (Các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.) (Các bạn có thể bỏ bớt cổ chai có miệng ra ngoài thùng xốp, mỗi thùng chỉ cần 4-6 chai là đủ số còn lại vặn nút chai và để vào trong thùng.) 
>>>Xem các mô hình: Vườn trồng sân thượng
2. Tận dùng chậu sành, xi măng có sẵn trong nhà: Do chậu được thiết kế có lỗ đáy, khi tưới nước thường bị chẩy ra ngoài và không lưu được nước bên trong chậu, đất thường xuyên bị khô. Do vậy ta phải chế lại một chút: Ảnh minh hoạ: Chậu trồng cây bằng sành (chậu cây cảnh) 








3. Dùng thùng nhựa loại lớn (80lít): 
- Loại này do có chiều dài lên lỗ thoát nước có thể để khoảng 20-25cm so với đáy và có thể để loại chai nhựa to hơn phía trong . 
- Trong thùng Mướp để 2 chai loại 5l và 1 chai 1l - Thế là xong bước chuẩn bị ta bắt đầu bắt chân, bắt tay vào trồng và chăm sóc nào các bác.

 PHẦN II - TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1
- Trồng cây và cách tạo rễ cho cây. 
- Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt. 
- Bầu bí là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. 
- Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt. Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì cứ kệ nó không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). 
- Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. 
- Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu. 
- Ngoài ra nếu bạn sợ khi uốn, hạ thân cây xuống sẽ bị gẫy thân, gập thân thì có thể làm theo cách sau: 



2. Chăm sóc cây. 
- Bầu bí nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu bầu bí không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn. 
- Cách bón như sau: (theo kinh nghiệm của Mướp thôi nhé) Bạn nào có ý kiến xin hãy góp ý để việc trồng đạt hiệu quả hơn. 
Bước 1: Tưới phân: - Hình ảnh chén đạm (chén uống nước chè nhé loại nho nhỏ thôi không phải chén cơm) 


- Khi cây lên được lá thật thì bắt đầu tưới đạm ( 1 chén hòa với 1 thùng nước khoảng 18 lít). 
- Khi cây bắt đầu bò trên giàn, có dấu hiệu ra hoa thì bắt đầu bón thêm lân và kali cho cây: Công thức 1: 3kg lân bột + 1kg kali + 1kg ure trộn với nhau 
- Liều lượng tưới: + Mùa đông và mùa xuân (hoặc mùa mưa) tiết trời ẩm ướt: 1 chén hỗn hợp hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 1 lần /tuần + Mùa hè, thu: Trời nắng, đất thường xuyên bị khô, cây cần nhiều nước nên có thể chia nhỏ ra tưới thành nhiều lần: Dùng nửa chén hòa với 5-7 lít nước rồi tưới, tưới 2 lần/tuần. 
- Ngoài tưới lân đạm kali ra thì mỗi ngày nên tưới nước 2 lần sáng và chiều cho cây. 
- Đây là thời kỳ cây bắt đầu đẻ nhánh để chuẩn bị ra quả. Việc bỏ nhánh, bấm ngọn cho cây là cầy thiết . 
- Cắt bỏ toàn bộ nhánh ở phía dưới giàn để cho thông thoáng, chỉ để lại nhánh phía trên giàn. 
- Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3m thì tiến hành bấm ngọn chính của cây để cây đẻ nhiều nhánh mới , còn ngọn của nhánh thì để nguyên. 
Bước 2. Khi cây bắt đầu ra quả: - Liều lượng bón: như công thức 1 nhưng tăng về lượng: khoảng 1,5 chén hòa với 5-7 lít nước tưới 1 lần/tuần. Về mùa hè có thể chia đôi lượng phân bón tưới 2 lần/tuần. - Chú ý: Trước khi thu hoạch quả thì phải ngưng tưới lân đạm trước đó 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả. 
Bước 3: Sau khi thu hoạch: - Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành tưới đậm lân và đạm, có phân hoại mục bón vào gốc thì càng tốt. Thời kỳ này thân cây đã cứng cáp và bộ rễ phát triển mạnh nên tưới đậm lân đạm là OK - Liều lượng: vẫn theo công thức 1 nhưng hòa 2 chén, có thể bổ sung thêm một chút đạm hòa với nước tưới vào gốc. - Khi cây đã hồi lại, đẻ nhánh thì liều lượng tưới quay lại bước 2. 

(*)CHÚ Ý: - Trồng cây để cho nhiều quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 - Chậu trồng cây: Chậu rộng chứa được nhiều đất, dinh dưỡng, nước cây sẽ phát triển tốt hơn.
 - Đất trồng:Khâu làm đất rất quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, có nhiều phân hữu cơ hoại mục, đất trong chậu phải luôn giữ ẩm tốt. Nếu đất nghèo dinh dưỡng cây chỉ ra quả được đợt đầu là cây đã tàn. 
 Các bạn xem cách làm đất tại video hướng dẫn trực tiếp ở dưới nhé:


- Nước: Mướp, bầu bí là loại cây cần rất nhiều nước, nước đóng vai trò rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nếu cây thiếu nước quả sẽ kém, quả chưa nở hoa đã thui. ..vv 
- Chăm bón: Muốn cây phát triển tốt và cho nhiều quả ngay từ ban đầu phải chăm cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu ban đầu cây gầy gò, thân nhỏ, phát triển kém, sâu bệnh, ngộ phân thì yếu tố cho quả cũng sẽ kém. Khi cây trưởng thành cần phải ngắt bỏ ngọn chính để cây để nhiều nhánh, có nhiều nhánh cây sẽ cho nhiều quả hơn. Quả lứa đầu không nên để quá to sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và ra quả lần tiếp theo." 
Nguồn: rausach.com.vn
Ý kiến của bạn đọc:
Hanh Song · Thành phố Hồ Chí Minh mình rất ham trồng rau sạch tại nhà nhưng thấy bón nhiều loại phân theo từng thời điểm khác nhau thấy hơi rắc rối mà mình không biết nên mua phân ở đâu để bón đúng như bạn hướng dẫn, ra chỗ bán cây trông người ta đưa ra nhiều loại quá và nói cây gì bón cũng được.
Ngoc Yen Mai Tôi cũng trồng bầu trên sân thượng, ra nhánh và trái bằng ngón tay cái, đếm cũng hơn 30 quả, nhưng không hiểu sao bị thúi từ từ hết luôn. Xin nhờ ai có kinh ghiệm chia sẻ với. Cảm ơn.
Van Minh Quan · Dai hoc bon ba Mot bai kinh nghiem rat hay va day du. Nhung minh khong hieu lam cai doan bo vo chai nuoc khoang vao day chau? Khong ro de lam gi vi lo thoat nuoc cach day chau 10-20 cm thi cung du de chua nuoc roi? Rat mong duoc moi nguoi chi dien, chan thanh cam on!

0 comments:

Đăng nhận xét